NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ RỐI LOẠN TRẦM CẢM Ở TRẺ EM.

Thứ năm - 12/05/2022 20:50 1.944 0
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ RỐI LOẠN TRẦM CẢM Ở TRẺ EM.

Cũng như người lớn, trẻ em cũng có thể bị trầm cảm. Tuy nhiên, trầm cảm ở trẻ em có nhiều điểm khác biệt với trầm cảm ở người lớn. Theo báo cáo của Unicef về các rối loạn tâm thần thường găp ở trẻ em năm năm 2019 rối loạn trầm cảm chiếm 35% [1], đây cũng chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hành vi tự hủy hoại bản thân và tự sát của trẻ em. Trong thời gian vừa qua do tác động của đại dịch COVID 19, tỷ lên trầm cảm lo âu ở trẻ em tăng lên 25%[2]. Nhiều vụ việc đáng tiếc đã xảy ra ở lứa tuổi học sinh đã chỉ ra sự cấp thiết của việc phát hiện và điều trị trầm cảm cho trẻ là rất quan trọng. Tuy nhiên việc chẩn đoán và điều trị trầm cảm cho trẻ em còn khó khăn hơn nhiều, một phần do khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ và biểu hiện cảm xúc của các cháu còn hạn chế, một phần là sự kỳ thị với trầm cảm, biểu hiện triệu chứng không điển hình khiến cho phụ huynh luôn bỏ qua kèm theo đó là sự thiếu hiểu biết về sức khỏe tâm thần cho trẻ em.
Về nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm ở trẻ em.
Cũng giống như người trưởng thành, nguyên nhân gây trầm cảm ở trẻ em có thể là do kết hợp nhiều yếu tố liên quan đến sức khỏe thể chất, biến cố cuộc sống, quá khứ gia đình, môi trường, gene nhạy cảm và rối loạn sinh học. Trong đó, nguyên nhân thường thấy ở trẻ em bị trầm cảm là do những áp lực trong học hành, hoàn cảnh gia đình và thói quen sinh hoạt không lành mạnh.
  • Áp lực học hành: Trẻ rất dễ bị trầm cảm khi ba mẹ gây sức ép về kết quả học tập phải vượt trội hơn bạn bè. Áp lực học hành cùng thể chất mệt mỏi sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn.
  • Gia đình xung đột: Những xung đột trong gia đình sẽ khiến trẻ luôn sợ hãi, bất an và ngày càng thu mình lại khi không thể san sẻ với người lớn những cảm giác của mình. Đặc biệt trong thời gian vừa qua do tác động của đại dịch khiến nhiều gia đình lâm vào hoàn cảnh khó khăn làm gia tăng tình trạng bạo lực gia đình khiến cho nhiều trẻ rơi vào tình trạng bất ổn tâm lý.
  • Thói quen sống không lành mạnh: Trẻ ở độ tuổi học đường thường tò mò, thích khám phá nên rất dễ rơi hình thành các thói quen xấu từ những trang thông tinh không lành mạnh. Trong bối cảnh hiện nay, sau đại dịch Covid-19 tỷ lệ trẻ em có các rối loạn trầm cảm tăng nhiều hơn do hậu quả của các đợt cách ly, phong tỏa diện rộng, trẻ phải học online nhiều, giảm giao tiếp xã hội và không có các hoạt động vui chơi nhiều.

Trầm cảm ở trẻ em và vị thành niên có thể biểu hiện ở nhiều hình thái khác nhau.
Các triệu chứng thường gặp ở trẻ
Trầm cảm ở trẻ em có thể biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau, các triệu chứng thường đa dạng  và khác nhau ở các nhóm tuổi và từng cá thể. Các triệu chứng  thường gặp bao gồm:
- Khí sắc giảm:
- Mất hứng thú hoặc sở thích cho hầu hết các hoạt động.
- Mất cảm giác ngon miệng, ăn ít hoặc sút cân.
- Mất ngủ  hoặc  có thể bệnh nhân ngủ quá nhiều.
- Rối loạn hoạt động tâm thần vận động.
- Giảm sút năng lượng..
- Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi.
- Khó suy nghĩ, tập trung hoặc ra quyết định.
- Ý nghĩ muốn chết hoặc có hành vi tự sát.
Cần can thiệp thế nào để giúp trẻ thoát khỏi rối loạn trầm cảm?
Việc phát hiện sớm, chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời rối loạn trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên có thể giảm được tình trạng bệnh lý, tử vong và những nguy cơ do những hành vi không thích hợp. Các biện pháp điều trị rối loạn trầm cảm  ở trẻ em và thanh thiếu niên cần kết hợp đồng thời giữa bác sĩ, gia đình và nhà trường. Với trẻ em và thanh thiếu niên khi phát hiện các dấu hiệu trên, phụ huynh cần đưa trẻ đến khám tại các trung tâm, bệnh viện chăm sóc sức khỏe tâm thần, hay tư vấn các chuyên gia để có chiến lược điều trị hiệu quả.
 Điều trị rối loạn trầm cảm cho trẻ đòi hỏi rất nhiều thời gian, nỗ lực và sự kiên trì của cha mẹ, như: Yêu thương, quan tâm, trò chuyện với trẻ nhiều hơn, dành thời gian bên con; lắng nghe con nói, đồng cảm, động viên con. Tạo cho con thói quen tốt như ngủ, dậy đúng giờ; tham gia hoạt động vui chơi giải trí; cho trẻ có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung đủ vitamin. Tránh những căng thẳng, sang chấn tâm lý, không tạo cho trẻ nhiều áp lực... Đừng bỏ rơi trẻ khi trẻ không chịu chia sẻ; chú ý đến mối quan hệ ở trường của trẻ. Thường xuyên liên hệ với giáo viên, nhà trường để cùng quan tâm đến con em trong thời gian học tập, giúp các cháu tự tin vào bản thân, hòa nhập cùng bạn bè./.
Bệnh viện tâm thần Nghệ An đang có chức năng khám, tư vấn, điều trị ngoại trú các vấn đề tâm lý, sức khỏe tâm thần. Với trang thiết bị hiện đại cùng với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tâm thần là giảng viên bộ môn tâm thần trường Đại học Y Hà Nội. Bệnh viện tâm thần Nghệ An có khả năng triển khai các trắc nghiệm tâm lý, liệu pháp tâm lý chuyên sâu phục vụ công tác khám chữa bệnh.
Với tâm huyết và lòng yêu nghề, đội ngũ bác sĩ công tác tại Bệnh viện tâm thần Nghệ An luôn mang đến cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất với chất lượng phục vụ cao nhất.
Địa chỉ: Bệnh viện tâm thần Nghệ An- Số    ,Đường Hồ Tông Thốc- Nghi Phú- TP Vinh- Nghệ An
Lịch làm việc: từ 8h00 - 11h00, chiều 14h00 -16h30 từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
                                   
 

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

FACEBOOK
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay1,356
  • Tháng hiện tại1,356
  • Tổng lượt truy cập12,818,300
Video clip
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây