CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SA SÚT TRÍ TUỆ

Thứ tư - 19/05/2021 03:51 877 0
Già hoá dân số là hiện tượng mang tính toàn cầu. Ở Việt Nam, già hoá dân số đang diễn ra nhanh chóng. Theo số liệu Tổng điều tra dân số năm 2009, Việt Nam có 7,7 triệu người già (> 60 tuổi), chiếm hơn 9% tổng dân số. Tuổi thọ trung bình là 72,8 (nam là 70,2 và nữ là 75,6). Trong số người già thì nhóm tuổi >80 tăng nhanh nhất. Hiện tại chiếm 14% tổng số người già. Do già hoá dân số nên mô hình bệnh tật cũng thay đổi, với sự gia tăng nhanh chóng của các bệnh mạn tính, các bệnh thoái hoá, trong đó có sa sút trí tuệ (SSTT).
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SA SÚT TRÍ TUỆ
SSTT là một hội chứng lâm sàng do nhiều nguyên nhân gây nên, có đặc điểm:
  • Giảm trí nhớ ngắn hạn, và có ít nhất có giảm một trong các lĩnh vực nhận thức sau:
  • Thất ngôn – Giảm ngôn ngữ
  • Thất dụng – Giảm trí nhớ vận động
  • Mất nhận biết – Giảm trí nhớ cảm giác
  • Giảm khả năng tổng hợp, suy luận/giảm chức năng điều hành
  • Giảm hoạt động xã hội và /hoặc nghề nghiệp
  • Không giải thích được bằng các bệnh khác
SSTT là bệnh rất thường gặp ở người cao tuổi. Khoảng 6-10% người trên 60 tuổi mắc SSTT. Trên toàn thế giới có khoảng 24,3 triệu người mắc SSTT (số liệu năm 2001). Cứ sau mỗi 20 năm, số người mắc SSTT lại tăng lên gấp đôi, từ 42,3 triệu (năm 2020) lên 81,1 triệu (năm 2040). Tỷ lệ mắc mới SSTT cũng tăng nhanh, từ 0,2-0,5 % ở tuổi 60, tăng lên 4-11% ở tuổi 85. Nghiên cứu của Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho thấy, 4,6 % người già (>60 tuổi) mắc SSTT. Trung bình cứ sau mỗi 5 năm, tỷ lệ này lại tăng gần gấp đôi.
          Về nguyên nhân gây bệnh khá phong phú ta có thể xác định được nguyên nhân hoặc không xác định được nguyên nhân.
  • Nhóm có xác định được nguyên nhân: Do rối loạn chuyển hoá, Thiếu VTM B12, Acid folic, Các bệnh lí về mạch máu, Nguyên nhân về nội tiết tố, Nhiễm độc máu, rượu…,Nhiễm trùng, Suy giảm miễn dịch (AISD)…
  • Nhóm không xác định được nguyên nhân, thường là do thoái triển các tổ chức thần kinh như: Alzheimer, Parkinson, Pick, Halinton.
SSTT thường có rối loạn nhận thức và giảm hoạt động chức năng, kèm theo các rối loạn về ý thức định hướng. Các triệu chứng đặc hiệu thay đổi theo type SSTT tuy nhiên có các triệu chứng thường gặp sau:
  • Giảm trí nhớ
  • Giảm ngôn ngữ:
  • Giảm thị giác không gian (
  • Giảm chức năng điều hành
  • Giảm hoạt động chức năng:
  • Các rối loạn về hành vi:
  • Các rối loạn tâm thần
Để chẩn đoán SSTT dựa vào tiêu chuẩn theo DSM IV

A. Suy giảm nhiều lĩnh vực nhận thức, biểu hiện bằng hai tiêu chí sau:
(1) Giảm trí nhớ (giảm khả năng học thông tin mới và nhớ lại các thông tin đã được học từ trước)
(2) Có một (hoặc nhiều) rối loạn nhận thức sau đây:
(a)  Mất ngôn
(b) Mất dùng động tác
(c) Mất nhận biết
(d) Rối loạn chức năng điều hành Suy giảm khả năng lên kế hoạch, tổ chức, và sắp xếp thứ tự các hành động, Giảm khả năng trừu tượng hoá
B.  Suy giảm nhận thức trong tiêu chuẩn A1 và A2 ảnh hưởng đáng kể chức năng nghề nghiệp và xã hội và giảm rõ rệt so với trước.
C.  Những thiếu hụt này không xảy ra trong cơn sảng.
Về tiến triên bệnh của SSTT thường khởi đầu âm thầm, một số tự hồi phục hoặc hồi phục khi được điều trị (ví dụ các bệnh liên quan tới nội tiết như tuyến giáp, thiếu B12). Một số bệnh tiến triển nặng dần hơn như bệnh Alzheimer: tiến triển nặng dần, có thể dự đoán được. Điển hình, bệnh nhân trung bình sống được 4-10 năm sau khi được chẩn đoán và các triệu chứng thường bắt đầu khoảng 3-4 năm trước thời điểm được chẩn đoán. Các SSTT do mạch máu: thường tiến triển theo hình bậc thang. Thời gian tiến triển thường ngắn hơn bệnh Alzheimer
 Việc điều trị SSTT chủ yếu nhằm giảm các tác động về các rối loạn của bệnh, làm chậm dần quá trì thoái triển của bệnh. Đối với các bệnh nhân SSTT có nguyên nhân xác đinh thường điều trị nguyên nhân sẽ cải thiện các triệu chứng. Các thuốc sử dụng trong làm chậm thoái triển tác động lên hệ Acetyl cholin. Thuốc có tác dụng ức chế men Acetylcholinestera làm tăng nồng độ Acetyl cholin tại các khe synap.  Làm tang chức năng trí nhớ. Ngoài ra sử dụng các thuốc khác điều trị các triệu chứng tâm thần khác.
Vấn đề chăm sóc: Người chăm sóc bệnh nhân Alzheimer trung bình dành từ 69-100 giờ một tuần để chăm sóc bệnh nhân. Những người chăm sóc bệnh nhân SSTT hay bị ốm hơn so với người khác: đi khám bệnh tăng 46%, dùng nhiều thuốc hơn (70%), thường phải nhập bệnh viện hơn hơn 50% có nguy cơ bị trầm cảm biểu hiện lâm sàng. Chính vì những lý do trên việc giáo dục và hỗ trợ người chăm sóc đối với người bệnh SSTT cần được quan tâm nhiều hơn.
8. Điều trị SSTT tại bệnh viện tâm thần Nghệ An.
Bệnh nhân SSTT khi vào điều trị tại bệnh viện tâm thần Nghệ An được thăm khám và điều trị tích cực toàn diện. Bệnh nhân đucợ thực hiên các xét nghiệm chuyên khoa như đo lưu huyết não, làm điện não, siêu âm Dopple xuyên sọ đánh giá các rối loạn về não, các bài tét chuyên sâu đánh giá mức độ rối loạn về mặt tâm thần, hành vi và cảm xúc. Bệnh viện có hỗ trợ về vấn đề chăm sóc và theo dõi người bệnh, hướng dẫn phục hồi chức năng giúp bệnh nhân có thể tái hòa nhập sau khi ra viện.

Bác sỹ: Trần Đình Ngọc                                                 Khoa : nhi& lão niên -BVTT Nghệ An
    

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

FACEBOOK
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay3,485
  • Tháng hiện tại76,652
  • Tổng lượt truy cập12,893,596
Video clip
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây